Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Thiết kế in - phác thảo layout

Một quá trình bình thường của việc thiết kế là tiến hành thiết kế trước rồi sau đó máy tính mới bắt đầu được sử dụng để phác họa ý tưởng và hoàn thiện ý tưởng đó. Tuy nhiên, từ khi computer trở thành một phần chủ yếu của việc thiết kế thì nhiều designer mất đi thói quen phác thảo trước khi họ bắt đầu đồ án nữa mà dựa hoàn vào các phần mềm máy tính.

Các phần mềm đã giúp cho quá trình thiết kế nhẹ nhàng hơn rất nhiều nên cũng dễ hiểu tại sao một vài người đã lạm dụng nó và bỏ bớt đi khâu vẽ phác họa hay hay bảng diễn giải ý tưởng, những bản phân cảnh (story boards). Nhưng điều đó thật khó được chấp nhận trong quan điểm của thiết kế. Nó cũng giống như việc 1 nhà thiết kế thời trang bắt tay vào may mà không biết kiểu dáng đó trông như thế nào hay như hoạ sĩ vẽ fim hoạt hình bắt dầu làm việc trên máy tính mà chưa có story board. Trên thực tế, một số nhà thiết kế khi làm việc chung trong một nhóm chỉ quan tâm đến việc mình là người có bộ óc sáng tạo duy nhất khi được giao bất cứ kế hoạch nào mà không để ý rằng điều quan trọng nhất là làm cách nào để đưa ý tưởng ra cho mọi người hiểu một cách hiệu quả nhất.

Dĩ nhiên vạch rõ phương hướng cho kế hoạch không có nghĩa là bạn nhất thiết phải đưa và trình bày cho khách hàng thấy bản vẽ phác thảo của mình, chỉ cần bạn có một buổi cùng các đồng nghiệp tập trung mở rộng ý tưởng cho kế hoạch là đủ . Bất kì designer nào khi làm việc trong môi trường nhóm (team-work) cũng đều được yêu cầu phải có khả năng đưa ra bản phác họa cho quá trình ý tưởng của họ. Nếu 1 designer không thể cho thấy rằng họ có khả năng sắp đặt trước cho 1 đồ án hay đưa ra nhiều giải pháp thực hiện khác nhau, trưởng nhóm hay nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng kiếm người khác thay thế. Khi một vài người nói rằng họ có thể thực hiện toàn bộ bản phác thảo trong đầu thì đó là một điều hoàn toàn không ổn, và gây ra những khó khăn và trở ngại khi làm việc chung với những người còn lại trong nhóm làm việc.

Trong những khoảng thời gian mà bạn không ngồi ở bàn làm việc, chỉ cần một tập giấy để ghi chép và một cây viết là bạn có thể nhanh chóng phác họa lại những hình ảnh của những ý tưởng đến bất chợt để rồi khi trở lại với công việc bạn có thể bổ sung những ý tưởng đó 1 cách trọn vẹn hơn. Đây là một cách rất hay và thông dụng, nó giúp ích rất nhiều cho việc phác thảo.

Khía cạnh quan trọng nhất của viêc phác thảo là phải tôn trọng quá trình tiến triển của óc sáng tạo, giao p
hó ý tưởng cho nó và công nhận kết quả của nó. Để có khả năng đưa ý tưởng vào thực hiện trên máy tính bạn phải có trí óc sắc bén và trí nhớ tốt, tuy nhiên cũng có thể là do bạn lười phác thảo. Nếu không tập dợt thói quen phác thảo ngay từ đầu thì chắc chắn là bạn sẽ tự đặt mình vào tình thế bất lợi khi mà một designer hay một khách hàng, giáo viên, một nhà chỉ đạo nghệ thuật hay một người lãnh đạo nào đó muốn xem quá trình phát triển ý tưởng trong dự án svà chắc chắn một điều rằng khi bạn nói rằng tất cả những ý tưởng đó đều nằm trong đầu bạn., điều đó không đủ làm cho họ tin vào năng lực của bạn. Và nếu đang thực hiện một dự án tốt thì chắc chắn bạn có thể chứng tỏ rằng bạn không cần phải phác thảo, nhưng điều cần lặp lại rẳng nó chỉ có thể được khi bạn làm việc độc lập. Những chỉ đạo nghệ thuật, những nhà thiết kế lâu năm hay nhà quản trị dự án (project manager) chắc chắn sẽ nói cho bạn biết sự quan trọng của những gì bài viết này đang đề cập đến. Hãy dành thời gian để hỏi xem những đồng nghiệp xung quanh rằng tại sao họ lại coi trọng viêc phác thảo đến vậy.

Không cần phải là 1 nghệ sĩ phác họa tài giỏi bạn vẫn có thể tận hưởng những thành quả mà mình đã nỗ lực đạt được. Hãy tập thói quen đưa tất cả mọi ý tưởng lên mặt giấy và phát triển nó.
(dịch ST internet )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét